Di chúc không công chứng có hợp pháp không?

 

Nhiều người muốn để lại tài sản của mình cho người khác sau khi mất đi. Tuy nhiên họ không rõ về luật và lập di chúc không đúng theo các quy định pháp luật, hoặc di chúc không công chứng, dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh sau này. Vậy di chúc như nào mới được coi là hợp pháp? Có bắt buộc phải công chứng không? Hãy để Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp giải đáp vấn đề này cho bạn.

Di chúc và công chứng là gì?

Di chúc là hình thức thể hiện ý chí của một người nhằm chuyển tài sản của mình sang cho người khác sau khi qua đời. Di sản của người qua đời gồm có tài sản riêng của người đó hoặc phần tài sản của người đó trong tài sản chung với người khác. Thời điểm mở thừa kế di sản là thời điểm người có tài sản qua đời.

Địa điểm mở thừa kế được xác định là nơi cư trú cuối cùng của người đó. Nếu không thể xác định nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi người đó có phần lớn hoặc toàn bộ tài sản. Đây là những điều đã được quy định trong Bộ Luật dân sự năm 2015.

Di chúc phải được tạo lập thành văn bản còn nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể tạo di chúc miệng theo quy định. Di chúc bằng văn bản bao gồm:

• Không có người làm chứng;

• Có người làm chứng;

• Có công chứng;

• Có chứng thực.

Di chúc miệng được lập ra khi người có ý muốn lập di chúc để lại tài sản cho người khác nhưng tính mạng đang bị đe dọa bởi bệnh tật hoặc những nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc văn bản.

Công chứng là công việc mà công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản (thường gọi tắt là hợp đồng, giao dịch).

Công chứng còn là việc công chứng viên xác thực tính chính xác và hợp pháp, không trái với đạo đức xã hội của bản dịch văn bản, giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại (gọi tắt là bản dịch) mà bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật; hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Di chúc không công chứng có được không?

Trong Bộ Luật dân sự 2015, theo điều 630 thì di chúc không công chứng vẫn được coi là hợp pháp khi đáp ứng được điều kiện: người lập di chúc trong trạng thái sáng suốt và minh mẫn khi lập di chúc, không bị đe dọa, lừa dối hay cưỡng ép phải lập di chúc.

Đồng thời, nội dung di chúc cũng không vi phạm điều cấm trong luật, không trái với đạo đức xã hội và hình thức di chúc không trái quy định của luật. Còn người bị hạn chế về thể chất, người không biết chữ hoặc phải lập di chúc miệng thì phải có người làm chứng, lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực.

Ngoài ra, để đảm bảo tính minh bạch, xác thực của việc công chứng di chúc thì theo điều 637 (Bộ Luật dân sự 2015), di chúc không công chứng được khi công chứng viên hoặc người có thẩm quyền của UBND cấp xã thuộc một trong các quan hệ sau:

• Là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đối với người lập di chúc.

• Là người có cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. • Là người có quyền và nghĩa vụ về tài sản liên quan đến nội dung di chúc.

Di chúc không công chứng hợp pháp khi nào?Ngoài điều 630 có quy định về di chúc bằng văn bản như nào thì hợp pháp mà không cần công chứng, điều 638 có chi tiết thêm về các trường hợp di chúc không công chứng nhưng văn bản vẫn có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực khi đó là:

• Di chúc của quân nhân tại ngũ nhưng không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực. Di chúc phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị cấp đại đội trở lên.

• Di chúc của người đang đi trên tàu biển hoặc máy bay. Di chúc phải có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.

• Di chúc của người đang điều trị ở cơ sở chữa bệnh, bệnh viện hoặc cơ sở điều dưỡng khác. Di chúc phải có xác nhận của người phụ trách cơ sở, bệnh viện đó.

• Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò hoặc nghiên cứu ở vùng núi, hải đảo. Di chúc phải có xác nhận của người phụ trách  đơn vị đó.

• Di chúc của công dân Việt Nam nhưng đang ở nước ngoài. Di chúc đó phải có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước đó.

• Di chúc của người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc người đang chấp hành các biện pháp xử lý hành chính ở cơ sở giáo dục/cơ sở chữa bệnh. Di chúc phải có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.

Như vậy, tùy trường hợp di chúc bắt buộc phải công chứng hoặc không cần phải công chứng. Tuy nhiên để việc thừa kế được hợp pháp và tránh được những tranh chấp về sau, di chúc nên được công chứng.

Để được tư vấn chi tiết hơn về việc lập di chúc như nào, hình thức di chúc ra sao…, bạn có thể liên hệ tới số hotline 0945.490.123 / 0913.347.747 của Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp.