Bản Sao y Chứng Thực Có Thời Hạn Bao Lâu?
Bản sao y chứng thực hay công chứng là loại giấy tờ được sử dụng khá thường xuyên trong đời sống xã hội. Thế nhưng thời hạn sao y chứng thực là bao lâu, có phải thường xuyên chứng thực lại không,… là câu hỏi của nhiều người. Vậy mời bạn xem bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé!Bản sao y chứng thực hay công chứng là loại giấy tờ được sử dụng khá thường xuyên trong đời sống xã hội. Thế nhưng thời hạn sao y chứng thực là bao lâu, có phải thường xuyên chứng thực lại không,… là câu hỏi của nhiều người. Vậy mời bạn xem bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé!
Bản sao y chứng thực có thể sử dụng trong bao lâu?
Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP đều không quy định thời hạn sao y chứng thực có hiệu lực. Vì vậy về nguyên tắc thì bản sao chứng thực có giá trị vô thời hạn. Tuy nhiên trong thực tế thì sao y chứng thực được chia làm 2 loại:
Bản sao vô thời hạn: là bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe… Trường hợp bản chính đã bị thu hồi hoặc tước bỏ thì bản sao cũng không còn giá trị.
Bản sao có thời hạn: là bản sao từ các loại giấy tờ có thời hạn như phiếu lý lịch tư pháp (thời hạn 6 tháng), chứng minh nhân dân/thẻ căn cước (tùy theo độ tuổi quy định), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng)… Bản sao những loại giấy tờ này chỉ có giá trị trong thời gian bản gốc còn hiệu lực.
Ngoài ra, Điều 3 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định trong Nghị định này có giá trị sử dụng thay thế bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật.
Như vậy, có thể hiểu thời hạn sao y chứng thực sẽ là vô hạn hoặc hữu hạn tùy vào loại giấy tờ cần chứng thực. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không rõ công chứng và chứng thực khác nhau như nào, cũng như sao y chứng thực chính xác là gì. Vậy mời bạn xem tiếp phần sau của bài viết.
Công chứng, chứng thực có gì giống và khác nhau?
Nhiều người thường nhầm lẫn công chứng và chứng thực với nhau, dẫn đến việc chuẩn bị thủ tục, giấy tờ sai sót, mất thời gian chỉnh sửa lại. Vậy 2 loại văn bản này giống và khác nhau như nào?
Về cơ bản thì chứng thực và công chứng đều là sự xác nhận của cá nhân và tổ chức có thẩm quyền để xác thực tính hợp pháp của văn bản hợp đồng. Tuy nhiên, có nhiều điểm khác nhau như:
Về quy định pháp luật:
• Công chứng được định nghĩa trong Khoản 1, điều 2 Luật Công chứng năm 2014.
• Chứng thực thì lại được quy định trong Khoản 2 điều 2 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực hợp đồng giao dịch và chứng thực chữ ký.
Về khái niệm:
• Công chứng là việc công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng xác nhận tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại mà theo quy định pháp luật thì phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
• Chứng thực lại là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao đúng y với bản chính.
Về người thực hiện:
• Công chứng được Phòng công chứng (của nhà nước) hoặc Văn phòng công chứng (của tư nhân) thực hiện xác nhận.
• Chứng thực được Phòng tư pháp, Cơ quan đại diện ngoại giao, UBND cấp xã và Văn phòng công chứng thực hiện. Tùy theo từng loại giấy tờ mà đến cơ quan phù hợp để chứng thực.
Về giá trị pháp lý:
Công chứng cần quá trình rà soát, xác minh chi tiết và tốn công sức hơn nên có giá trị pháp lý cao hơn chứng thực.
Bản sao y chứng thực là gì?
Sao y chứng thực là bản sao chính xác và đầy đủ các nội dung của văn bản gốc, được sao thành một hoặc nhiều bản. Bản sao chỉ có giá trị khi có dấu xác thực của cơ quan có thẩm quyền. Những giấy tờ, văn bản được dùng làm cơ sở sao y bản chính và chứng thực bao gồm:
• Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập ra, có xác nhận và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền.
• Bản chính giấy tờ, văn bản được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.Đối tượng được quyền yêu cầu cấp bản sao chứng thực từ bản gốc gồm có:
• Các cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.• Người đại diện pháp luật được các cá nhân, tổ chức được cấp bản chính đã ủy quyền.
• Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, người thừa kế khác của người được cấp bản chính, nếu trong trường hợp người được cấp bản chính đã qua đời.
Nên sao y chứng thực ở đâu?
Như những thông tin đã nêu trên thì tùy loại giấy tờ mà bạn cần đến cơ quan phù hợp để thực hiện việc sao y chứng thực. Tuy nhiên nếu như không rõ chi tiết giấy tờ nào cần chứng thực, công chứng ở đâu, thời hạn sao y chứng thực có giá trị đến khi nào… thì bạn có thể liên hệ tới số hotline 0945.490.123 / 0913.347.747 của Văn phòng Công chứng Đào và Đồng nghiệp để được tư vấn kỹ lưỡng hơn nhé. Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp có trụ sở tại Số 369 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội nên ngoài gọi theo số hotline, bạn cũng có thể đến văn phòng để được tư vấn trực tiếp nhé.