Quy định về hợp đồng thế chấp tài sản
Thế chấp hoặc cầm cố tài sản là một hoạt động khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng rõ những qui định về pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho mình. Nhiều người vẫn thường thế chấp tài sản bằng những văn bản viết tay không có chứng thực của các cơ quan có thẩm quyền điều này sẽ gây bất lợi cho người cho người thế chấp hoặc người cho vay khi xảy ra các vấn đề kiện tụng.
Quy định về hợp đồng thế chấp tài sản
Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên cũng có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp là tài sản có thực và cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai.
Nhiều người thường nghĩ hợp đồng thế chấp tài sản thì không cần phải công chứng.Theo điều 343 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Hình thức thế chấp tài sản: Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.
Việc công chứng hợp đồng thế chấp tài sản sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và đơn giản tại văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp. Để thực hiện việc công chứng hợp đồng thế chấp tài sản khách hàng cần cung cấp cho công chứng viên những loại giấy tờ sau :
Giấy tờ của bên thế chấp
1. Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng giao dịch;
2. Giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Đăng ký, đăng kiểm xe ô tô…
3. Giấy tờ nhân thân của Bên thế chấp:
3.1. Trường hợp Bên thế chấp là cá nhân: Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng bên thế chấp. Trường hợp Bên thế chấp chưa kết hôn: Bổ sung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
3.2. Trường hợp Bên thế chấp là hộ gia đình: Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu của tất cả những người có tên trong Sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất mà hiện nay đã đủ 18 tuổi. Trường hợp có người đã kết hôn trước thời điểm cấp Giấy chứng nhận thì cần bổ sung thêm Giấy đăng ký kết hôn và Chứng minh nhân dân của vợ/chồng người đó;
3.3. Trường hợp Bên thế chấp là doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Biên bản họp của Công ty; Chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật của Công ty, trường hợp ký theo ủy quyền thì bổ sung thêm Văn bản ủy quyền.
Giấy tờ của bên vay
1. Nếu Bên vay (Bên được bảo đảm) trong Hợp đồng là cá nhân: Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn.
2. Nếu Bên vay (Bên được bảo đảm) là doanh nghiệp: Giấy đăng ký kinh doanh; Biên bản họp của Công ty; Chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật của Công ty/ trường hợp ký theo Ủy quyền thì cung cấp Văn bản ủy quyền.
Giấy tờ của bên nhận thế chấp:
1. Biên bản định giá tài sản;
2. Hợp đồng tín dụng (nếu hợp đồng thế chấp dẫn chiếu tới hợp đồng tín dụng).
Đến với văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp khách hàng sẽ được thực hiện việc công chứng hợp đồng thế chấp tài sản một cách đơn giản và nhanh chóng với chi phí hợp lí, khách hàng sẽ không còn phải mất quá nhiều thời gian và chi phí cho việc công chứng hợp đồng mà lại không đem lại hiệu quả. Ngoài ra văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp công chứng các loại hợp đồng mua bán nhà đất, mua bán xe, tặng cho nhà đất,… Chúng tôi luôn cố gắng và không ngừng phát triển nhằm đem đến cho khách hàng những dịch vụ công chứng tốt nhất.