Lập di chúc tại phòng công chứng cần những thủ tục gì?
lập di chúc tại phòng công chứng |
Chào công chứng viên, tôi năm nay đã bước sang tuổi 60 và đang muốn lập di chúc để lại khối tài sản cho con trai duy nhất của tôi bao gồm 1 căn nhà mặt đất diện tích 150m2, 1 mảnh đất 390m2 ở quê. Nay tôi muốn lập di chúc và công chứng bản di chúc tại văn phòng công chứng để đảm bảo sau này con trai tôi được thừa hưởng tài sản của tôi để lại một cách hợp pháp. Vậy tôi muốn hỏi thủ tục lập di chúc tại văn phòng công chứng cần những giấy tờ gì? Rất mong được công chứng viên tư vấn giúp tôi ( Bác Phạm Dũng, Đông Anh, Hà Nội)
Cảm ơn Bác Phạm Dũng đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho về cho Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp, với câu hỏi của bác chúng tôi xin trả lời như sau:
Lập di chúc tại cơ quan công chứng hợp pháp
Trước tiên bác cần lựa chọn được tổ chức hành nghề công chứng hợp pháp, uy tín và tin cậy. Để tiến hành lập chúc tại cơ quan công chứng bác có thể đến những địa điểm dưới đây:
- Phòng công chứng tại Ủy ban nhân dân xã/phường ở địa phương
- Văn phòng công chứng: Là tổ chức hành nghề công chứng “tư nhân” được cấp phép hoạt động một cách hợp pháp, các thủ tục công chứng được diễn ra tại những văn phòng công chứng tư nhân đều có hiệu lực trước Pháp luật.
Các bước lập di chúc tại cơ quan công chứng
Theo Luật công chứng năm 2014 thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng bác cần nộp hồ sơ công chứng và thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị hồ sơ công chứng di chúc
– Phiếu yêu cầu công chứng, điền đủ các thông tin của người yêu cầu công chứng và nội dung cần công chứng
– Bản sao giấy tờ cá nhân chứng minh thư/ thẻ căn cước/hộ chiếu
– Bản di chúc dự thảo ( nếu có)
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà đất, giấy tờ xe,…
- Mang hồ sơ đến văn phòng công chứng
Công chứng viên sẽ tiếp nhận hồ sơ của người yêu cầu lập di chúc và kiểm tra tính xác thực của các loại giấy tờ kèm theo.
Nếu hồ sơ không có vấn đề gì, công chứng viên sẽ hướng dẫn người yêu cầu lập di chúc thực hiện các bước theo đúng quy định của Luật công chứng về việc lập di chúc tại văn phòng công chứng. Trước khi làm các thủ tục lập di chúc, công chứng viên có trách nhiệm giải thích cho người yêu cầu lập di chúc hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ sau khi lập di chúc
* Trong trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc có các dấu hiệu bất thường như tinh thần không tỉnh táo để nhận thức về hành vi của mình, có dấu hiệu lo sợ bị đe dọa, ép buộc lập di chúc thì công chứng viên có quyền yêu cầu giám định trong từng trường hợp, nếu việc giám định không làm rõ được trường hợp của người lập di chúc thì công chứng viên có quyền từ chối việc tiến hành lập di chúc tại văn phòng công chứng.
Vì vây nếu bác Phạm Dũng có tiền sử của các căn bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp hay thần kinh thì cần phải chứng minh với công chứng viên rằng mình có đủ hành vi năng lực dân sự và hoàn toàn tỉnh táo để thực hiện việc lập di chúc.
- Tuyên bố nội dung di chúc
Sau khi hoàn tất các bước trên người lập di chúc sẽ tuyên bố nội di chúc trước công chứng viên và người làm chứng ( nếu có ), sau đó công chứng viên sẽ ghi chép lại lời tuyên bố của người lập di chúc thành văn bản. Sau đó người yêu cầu công chứng sẽ đọc lại văn bản do công chứng viên đã ghi chép. ( Nếu đã có bản dự thảo di chúc, người cầu lập di chúc hãy đưa cho công chứng viên để soạn thảo thành văn bản theo đúng quy định)
Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý với nội dung đã soạn thảo trong văn bản di chúc thì sẽ ký vào từng trang trong bản hợp đồng công chứng di chúc. Nếu không đồng ý với nội dung đã soạn thảo thì người yêu cầu lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên sửa lại nội dung theo ý muốn.
Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng ký thay trước sự chứng kiến của người yêu cầu lập di chúc và công chứng viên.
Sau khi ký thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng kết thúc, người yêu cầu lập di chúc có thể giữ bản di chúc đó hoặc nhờ văn phòng công chứng lưu giữ bản di chúc.
Trên đây là những chia sẻ của Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp về những thủ tục cần làm khi lập di chúc tại phòng công chứng, hi vọng đã giúp bác Phạm Dũng giải đáp được những thắc mắc của mình, nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bác hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn của Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp qua số 0945.490.123 / 0913.347.747 để được tư vấn thêm.