Di chúc là gì? Quy định về di chúc hợp pháp

Việt Nam ngày càng phát triển về kinh tế – xã hội, khối lượng tài sản thuộc sở hữu tư nhân có giá trị ngày càng cao và quyền sở hữu cá nhân được luật pháp công nhận và bảo vệ. Khi một người nào đó muốn để lại tài sản cho một người khác sau khi qua đời thì người để lại tài sản cần phải để lại di chúc để người được thừa kế sẽ được thừa hưởng tài sản được để lại một cách hợp pháp trước pháp luât.


Di chúc là gì?

Theo điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Di chúc phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng.

Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người để lại di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị hủy bỏ.

Trong trường hợp di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý; Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Tuy nhiên, một di chúc dù bằng văn bản hay bằng miệng thì chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Người lập di chúc đã thành niên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa đối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Nội dung di chúc không phải trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Nếu việc lập di chúc có người làm chứng thì người làm chứng không phải là những người sau: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Người có quyền nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Quy định về di chúc hợp pháp

Di chúc được coi là hợp pháp được qui định theo 630 bộ luật dân sự 2015 qui định :

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Để đảm bảo quyền lợi của người được thừa kế, người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực di chúc. Và theo điều 637 bộ luật dân sự 2015 những người không được yêu cầu chứng thực hoặc công chứng di chúc : “Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc”

Việc công chứng, chứng thực văn bản Di chúc sẽ được diến ra một cách đơn giản và nhanh chóng tại Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp. Người muốn lập di chúc cần cung cấp cho công chứng viên những giấy tờ sau:

– Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu;

– Trường hợp lập di chúc chung của vợ chồng thì cần bổ sung Đăng ký kết hôn;

– Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản là di sản để lại trong di chúc: Sổ đỏ, Sổ tiết kiệm, Giấy chứng nhận cổ phần/ cổ phiếu ….

– Bản dự thảo nội dung di chúc (nếu có).

Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực công chứng Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp luôn là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng lớn như VIETCOM BANK, AGRIBANK, BIDV, VIETTIN BANK,…… Chúng tôi vẫn không ngừng phát triển và cố gắng để đem đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.