Công chứng di chúc có mất nhiều tiền không?
Lệ phí công chứng di chúc được nhiều người truyền tai nhau là chỉ khoảng 50 ngàn đồng cho một trường hợp mà thôi. Điều đó có thật sự đúng không? Hãy để bài viết dưới đây của chúng tôi cung cấp cho bạn thông tin chính xác hơn nhé.
Lệ phí công chứng di chúc là bao nhiêu?
Di chúc không phải lúc nào cũng bắt buộc công chứng nhưng để tiếp nhận di sản thừa kế và được quyền sử dụng, chuyển nhượng di sản đó (nhất là trong trường hợp di sản là đất đai) thì việc công chứng khai nhận di sản thừa kế là điều cần thiết. Như vậy việc thừa kế vừa hợp pháp, vừa tránh được những tranh chấp về sau.
Lệ phí công chứng di chúc hay phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế đúng là có mức giá 50.000đ/trường hợp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào lệ phí cũng là 50.000đ, hơn nữa ngoài khoản phí này, phí công chứng còn bao gồm thù lao công chứng và các chi phí phát sinh khác nữa.
Cụ thể thì theo Khoản 2, Điều 2, Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tư pháp-Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức thu phí công chứng, mức thu công chứng giao dịch, hợp đồng sẽ được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị của giao dịch, hợp đồng.
Ngoài ra, cũng trong Điều 2 này, ở Khoản 3 thì lệ phí công chứng di chúc không theo giá trị tài sản hay giá trị hợp đồng, giao dịch là 40.000đ/trường hợp.
Như vậy, thông thường thì phí công chứng di chúc sẽ là 50.000đ nhưng sẽ còn tùy theo giá trị tài sản/hợp đồng/giao dịch.
Bên cạnh đó, theo Điều 67, Bộ luật Công chứng 2014 thì người yêu cầu công chứng còn phải trả phí thù lao công chứng. Thù lao này bao gồm việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy , dịch giấy tờ, sao chụp giấy tờ, văn bản và những công việc khác liên quan đến việc công chứng.
Tuy nhiên để tránh tình trạng thu thù lao quá cao thì UBND cấp tỉnh sẽ phải ban hành mức trần cho thù lao công chứng đối với các tổ chức hành nghề công chứng trong địa phương. UBND cấp tỉnh sẽ ban hành và niêm yết công khai các mức trần thù lao tại trụ sở và các tổ chức hành nghề công chứng sẽ theo đó mà xác định mức thù loại với từng loại việc nhưng không được vượt quá mức trần. Nếu thu cao hơn mức trần và mức thù lao đã niêm yết thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Vậy nhưng tùy theo mỗi địa phương mà mức trần sẽ khác nhau. Vì vậy bạn nên hỏi kỹ khi được tư vấn và thu phí tại các tổ chức hành nghề công chứng. Đây cũng là trách nhiệm của họ theo điều luật này.
Hơn nữa, tại điều 68 của luật này cũng ghi rõ về các chi phí khác như phí xác minh, giám định, thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, người yêu cầu công chứng sẽ phải trả chi phí cho những việc đó. Mức phí sẽ do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận với nhau.
Khi tư vấn và khi chính thức thực hiện công chứng sẽ phát sinh chi phí khác nhau nhưng một tổ chức hành nghề công chứng uy tín sẽ giải thích rõ cách tính các khoản chi phí đó. Bạn cần lưu ý điều này khi công chứng nhé.
Nên đến đâu công chứng di chúc?
Việc công chứng di chúc thì ở tổ chức hành nghề công chứng nào cũng có thể thực hiện. Tuy nhiên tìm một nơi đủ uy tín, chuyên nghiệp và có mức chi phí hợp lý thì không phải ai cũng biết. Bạn có thể tìm đến Văn phòng Công chứng Đào và Đồng nghiệp khi cần thực hiện việc công chứng này cũng như các loại giấy tờ, hợp đồng hay giao dịch khác. Đây là một trong bảy văn phòng công chứng đầu tiên được thành lập ở Hà Nội, có thâm niên cũng như trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cao.
Nếu chưa rõ mức lệ phí công chứng di chúc chính xác hoặc mức áng chừng cho trường hợp của bạn là bao nhiêu, bạn có thể gọi điện đến số hotline của văn phòng từ 8h – 21h các ngày để nhận tư vấn trước. Số điện thoại là 0945.490.123 hoặc 0913.347.747. Bạn cũng có thể đến văn phòng để nhận tư vấn trực tiếp và thực hiện việc công chứng tại địa chỉ số 369, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Văn phòng làm việc từ thứ 2 cho tới thứ 7, buổi sáng 8h – 12h, chiều 13h30 – 17h.