Cần chú ý gì khi công chứng ủy quyền nhà đất?

Mua bán bất động sản, nhà đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất… là hoạt động phổ biến mỗi ngày. Thế nhưng có nhiều trường hợp các bên không trực tiếp thực hiện được giao dịch và phải ủy quyền cho một đại diện để giao dịch, ký kết hợp đồng. Vậy công chứng ủy quyền nhà đất có cần thiết không và có quy định gì cần chú ý về loại giấy tờ này không?

Giấy tờ ủy quyền nhà đất có bắt buộc phải công chứng?

Giấy ủy quyền là văn bản pháp lý cực kỳ quan trọng, xác định việc một người ủy quyền cho người khác thay mặt mình giải quyết những công việc đã được ghi theo đúng các điều khoản đã quy định. Giấy ủy quyền có thể được lập đơn phương hoặc có sự tham gia của người ủy quyền và người nhận ủy quyền. Ủy quyền mua bán nhà đất là loại giấy tờ, văn bản giữa người A ủy quyền cho người B về giao dịch, mua bán nhà đất.

Các bên phải có thỏa thuận cũng như trả thù lao rõ ràng, hoặc phải tuân theo những quy định của pháp luật. Các bên có thể tự thỏa thuận về những quy định, quyền, nghĩa vụ, mức thù lao hoặc những quy định khác về thời hạn ủy quyền.

Nếu các bên không thỏa thuận hay pháp luật không quy định về thời gian hết hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực trong 01 năm, tính từ ngày xác lập sự ủy quyền. Điều 562 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định:

Bên được ủy quyền có nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhân danh cho bên ủy quyền. Bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu đã có thỏa thuận hoặc quy định theo pháp luật.

Theo như Điều 55 của Luật Công chứng năm 2014 và Điều 18 của Nghị định số 04/2013/NĐ-CP về luật công chứng thì:

• Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền sẽ phải được lập thành hợp đồng ủy quyền. Công chứng viên khi công chứng hợp đồng ủy quyền liên quan đến bất động sản phải có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ và giải thích rõ quyền, nghĩa vụ các bên cũng như hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đối với các bên tham gia.

• Nếu các bên không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng để công chứng ủy quyền nhà đất thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng ở nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền.

Còn bên được ủy quyền sau đó sẽ yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc của hợp đồng ủy quyền đó để hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhà đất.

Như vậy thì việc ủy quyền có thù lao phải được lập thành hợp đồng ủy quyền cũng như phải công chứng. Người ủy quyền và được ủy quyền cũng không nhất thiết phải công chứng tại cùng một tổ chức hành nghề công chứng. Khi các bên yêu cầu công chứng, công chứng viên phải kiểm tra hồ sơ cẩn thận, đầy đủ, hợp pháp và phải giải thích rõ các quyền, nghĩa vụ hay hậu quả pháp lý cho các bên.

Hồ sơ để công chứng ủy quyền nhà đất gồm những gì?

Hồ sơ để thực hiện việc công chứng này bao gồm:

• Phiếu yêu cầu công chứng đã ghi rõ ràng, đầy đủ họ tên, địa chỉ người yêu cầu, nội dung yêu cầu công chứng là hợp đồng ủy quyền, danh mục các giấy tờ đi kèm hồ sơ, tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên của người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng và thời điểm nhận hồ sơ.

• Dự thảo hợp đồng ủy quyền (nếu các bên tự soạn).

• Bản sao giấy tờ tùy thân của các bên (căn cước công dân, chứng minh nhân dân…)

• Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất hoặc những bản sao các loại giấy tờ thay thế mà pháp luật đã quy định.

• Bản sao giấy tờ liên quan đến hợp đồng ủy quyền mà pháp luật quy định phải có kèm theo.Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn cần nộp cho nơi tiếp nhận hồ sơ của Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng mà bạn yêu cầu công chứng. Công chứng viên sau khi kiểm tra hồ sơ và cho các bên tự đọc lại dự thảo hợp đồng ủy quyền thì giải thích về quyền cũng như hậu quả pháp lý của hợp đồng ủy quyền.

Sau đó công chứng viên hướng dẫn các bên ký vào từng trang, ký và ghi rõ họ tên vào trang cuối hợp đồng ủy quyền. Công chứng viên trước khi cùng ký và ghi lời chứng sẽ yêu cầu các bên xuất trình bản chính các loại giấy tờ để đối chiếu.

Nên công chứng ủy quyền nhà đất ở đâu?

Khi công chứng ủy quyền nhà đất bằng văn bản thì chỉ cần bên ủy quyền ký vào văn bản. Còn bên được ủy quyền có thể thể hiện ý chí thỏa thuận thông qua hành vi tự nguyện thực hiện ủy quyền. Với cách này, việc ủy quyền sẽ đơn giản hơn về mặt thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên khi ủy quyền.

Để được tư vấn chi tiết hơn về trường hợp ủy quyền cụ thể của bạn cũng như để công chứng hợp đồng ủy quyền, bạn có thể đến trực tiếp địa chỉ số 369, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội của Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp hoặc liên hệ trước qua số hotline 0945.490.123 / 0913.347.747.