Cần chú ý gì khi công chứng đất đai?

Mua bán đất đai, bất động sản là một hoạt động kinh tế ngày càng sôi động. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ hiểu biết về pháp luật để biết khi giao dịch, mua bán đất cần phải thực hiện việc công chứng đất đai. Thủ tục công chứng này là gì? Có gì cần chú ý?

Hãy cùng xem thông tin trong bài viết ngay dưới đây của Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp để biết thêm chi tiết nhé!

Có bắt buộc phải công chứng đất đai?

Trong Luật Đất đai năm 2013, Khoản 3 của Điều 167 đã quy định như sau về công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất:

• Hợp đồng chuyển nhượng hay cho tặng, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền cùng đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản theo điều b dưới đây.

• Các trường hợp kinh doanh bất động sản không bắt buộc công chứng hoặc chứng thực như điều a:

• Hợp đồng cho thuê hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất cùng các tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi các quyền sử dụng đất nông nghiệp;

• Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất cùng tài sản gắn với đất mà một bên hoặc các bên cùng tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu các bên.

• Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, hoặc quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo các quy định pháp luật về dân sự.Như vậy thì các trường hợp chuyển nhượng, cho tặng, thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất… thì bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Hồ sơ và trình tự công chứng nhà đất

Sau khi đã biết về các loại hợp đồng đất đai phải công chứng thì tiếp theo, Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp sẽ cung cấp thông tin về các loại giấy tờ cần chuẩn bị để công chứng. Đối với bên chuyển nhượng/cho tặng đất:

• Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

• Bản sao các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

• Sổ hộ khẩu.

• Giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân (giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng độc thân hoặc đã ly hôn).

• Hợp đồng ủy quyền nếu có người được ủy quyền để thực hiện thay việc công chứng chuyển nhượng, cho tặng đất.

Đối với bên nhận chuyển nhượng/được cho tặng đất:

• Bản sao giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân.

• Sổ hộ khẩu.

• Giấy tờ xác minh tình trạng hôn nhân (giấy xác nhận tình trạng độc thân, đã ly hôn hoặc giấy đăng ký kết hôn).

Cần lưu ý chung là:

• “Bản sao” là bản in, chụp hoặc đánh máy có nội dung đầy đủ và chính xác như bản chính và không cần chứng thực.

• Phiếu yêu cầu công chứng thường là do bên mua/nhận chuyển nhượng điền theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng.

• Các bên có thể soạn hợp đồng trước. Tuy nhiên thường thì mọi người sẽ yêu cầu tổ chức công chứng đứng ra soạn thảo để hợp đồng đúng quy định pháp luật và chặt chẽ hơn. (Tất nhiên việc này sẽ phát sinh thêm thù lao công chứng).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì các bên sẽ tới tổ chức công chứng để thực hiện ng chứng đất đai.

Tuy nhiên các bên chuyển nhượng hoặc cho tặng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nếu không sẽ bị từ chối yêu cầu công chứng. Khi được yêu cầu công chứng, công chứng viên sẽ kiểm tra hồ sơ. Nếu đầy đủ giấy tờ, đúng pháp luật thì sẽ thụ lý yêu cầu công chứng và ghi vào sổ công chứng. Nếu hồ sơ không đầy đủ thì các bên cần bổ sung theo quy định.

Sau đó sẽ đến bước thực hiện công chứng. Nếu các bên đã soạn sẵn hợp đồng thì công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng. Nếu đã đầy đủ yêu cầu, đúng quy định pháp luật thì chuyển sang bước tiếp theo.

Còn hợp đồng không đúng hoặc vi phạm thì công chứng viên yêu cầu sửa lại, nếu không sửa sẽ bị từ chối công chứng. Nếu các bên chưa soạn hợp đồng trước thì tổ chức công chứng sẽ soạn thảo hợp đồng theo như thỏa thuận của các bên.

Người yêu cầu công chứng cần đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và ký xác nhận vào hợp đồng.

Trước khi ghi lời chứng, ký và đóng dấu rồi công chứng thì công chứng viên sẽ yêu cầu các bên xuất trình bản chính các loại giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu lại.Thời gian công chứng thường không quá 02 ngày làm việc.

Tuy nhiên nếu hợp đồng hay giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài đến 10 ngày làm việc.

Công chứng đất đai ở đâu?Cũng trong Khoản 3, Điều 167 của Luật Đất đai năm 2013 thì việc công chứng đất đai được thực hiện ở các tổ chức hành nghề công chứng, còn chứng thực thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, bạn có thể tìm đến các Phòng công chứng (công) hoặc Văn phòng công chứng (tư nhân) để thực hiện công chứng loại văn bản này.

Nếu còn thắc mắc cần tư vấn, hoặc cần công chứng hợp đồng về đất, mời bạn gọi tới số hotline 0945.490.123 / 0913.347.747 hoặc tới địa chỉ 369, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội của Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp.

Chúng tôi sẽ tư vấn và đưa ra những dịch vụ công chứng tốt nhất, nhanh chóng và hiệu quả.