Những điều cần biết về công chứng di sản thừa kế
Bạn được quyền thừa kế tài sản do người đã mất để lại trong di chúc, nhưng đang băn khoăn không biết công chứng di sản thừa kế ở đâu và thủ tục gồm những giấy tờ gì để hợp pháp hóa quyền thừa kế số tài sản đó. Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin cần biết xoay quanh vấn đề này, tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Công chứng di sản thừa kế là gì?
Công chứng di sản thừa kế là thủ tục công chứng văn bản để lại di sản thừa kế của người đã mất cho người còn sống, văn bản được chấp nhận khi người để lại di sản đã qua đời. Những người có tên trong văn bản để lại di sản sẽ được thừa kế số tài sản đó và phải thực hiện các thủ tục công chứng để hợp pháp hóa quyền thừa kế.
Những trường hợp nào được khai nhận di sản thừa kế?
Căn cứ theo Điều 58 khoản 1 Luật Công chứng 2014 hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản được áp dụng đối với trường hợp “Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”
Trong trường hợp những người thừa kế theo pháp luật hoặc di chúc không ghi rõ cụ thể số tài sản để lại cho từng người thì những người thừa kế theo pháp luật có quyền thỏa thuận phân chia tài sản và công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản đó tại các tổ chức hành nghề công chứng.
Hồ sơ thực hiện thủ tục công chứng di sản thừa kế
Để thực hiện thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Giấy tờ cơ bản cần có:
– Phiếu yêu cầu công chứng
– Giấy chứng tử của người để lại di sản
– Giấy tờ chứng minh tài sản của người đã mất để lại như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, sổ đỏ, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận cổ phần,…
– Giấy tờ cá nhân của người thừa kế: Chứng minh thư/ Thẻ căn cước, hộ khẩu
Trong trường hợp người để lại di chúc đã ghi rõ số tài sản để lại cho người thừa kế, thì người thừa kế cần mang theo bản di chúc gốc
Nếu trong trường hợp không có di chúc, hoặc có di chúc nhưng văn bản không ghi rõ số tài sản được phân chia thì người yêu cầu công chứng cần cung cấp thêm cho các tổ chức hành nghề công chứng những giấy tờ dưới đây:
– Giấy cam kết về quan hệ nhân thân
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di chúc và người được thừa kế tài sản như: hộ khẩu, giấy khai sinh,…
Các bước tiến hành thủ tục công chứng di sản thừa kế
Để công chứng di sản thừa kế bạn cần làm theo các bước sau:
- Bước 1: Đem hồ sơ đầy đủ đến tổ chức hành nghề công chứng
Hồ sơ sẽ được thụ lý niêm yết trong vòng 15 ngày, tổ chức hành nghề sẽ phải thực hiện các bước xác minh thông tin tại Ủy ban nhân dẫn cấp xã/ phường nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản.
Sau 15 ngày niêm yết nếu không có khiếu nại hay tố cáo gì thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ đóng dấu chứng thực xác nhận văn bản di sản thừa kế hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Nên thực hiện thủ tục công chứng di sản thừa kế ở đâu?
Hiện nay trên thành phố Hà Nội có rất nhiều tổ chức hành nghề công chứng, tuy nhiên để lựa chọn được văn phòng công chứng uy tín, chất lượng dịch vụ tốt, chuyên nghiệp và tận tâm là điều không hề dễ dàng. Nếu bạn vẫn chưa biết nên chọn văn phòng công chứng nào tin cậy để thực hiện thủ tục công chứng di sản thừa kế thì Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho bạn đấy.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành, đội ngũ công chứng viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, thân thiện sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục công chứng một cách nhanh chóng – uy tín – tiết kiệm chi phí.
Vậy còn chần chừ gì nữa hãy đến với Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ 24/7 nhé!