Cần làm những gì khi công chứng quyền thừa kế?
Khi được thừa kế lại tài sản mà người đã mất để lại, nhiều người không biết rằng phải làm thủ tục công chứng quyền thừa kế, do đó dẫn đến những tranh chấp và bất tiện về sau. Bài viết sau đây của Văn phòng công chứng Đào và Đồng Nghiệp sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến việc công chứng di sản thừa kế, hồ sơ và mức lệ phí công chứng.
Công chứng quyền thừa kế là thủ tục như nào?
Công chứng quyền thừa kế hay công chứng khai nhận di sản thừa kế là thủ tục xác nhận quyền tài sản đối với di sản được thừa kế của người thụ hưởng theo như di chúc hoặc những người thuộc hàng thừa kế theo như quy định của pháp luật.
Quyền thừa kế này được xác lập ở thời điểm ngay sau khi người để lại di sản mất đi.
Khi được thừa kế thì để thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu di sản từ người đã mất sang người thừa kế, theo pháp luật có 2 loại thủ tục: thủ tục khai nhận di sản và thủ tục thỏa thuận phân chia di sản.
Thủ tục khai nhận di sản chiếu theo Khoản 1, Điều 58, Luật Công chứng 2014 được quy định là thủ tục được áp dụng khi người duy nhất được hưởng di sản theo như pháp luật quy định hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng cùng thỏa thuận sẽ không phân chia số di sản đó.
Thủ tục phân chia tài sản – theo như quy định tại Khoản 1, Điều 57, Luật Công chứng 2014 được áp dụng cho trường hợp những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc nhưng trong di chúc không phân chia rõ phần di sản từng người được hưởng.
Dù theo quy định pháp luật hiện tại thì việc khai nhận di sản thừa kế không phải là thủ tục bắt buộc nhưng để việc thừa kế được hợp pháp, có tính pháp lý cao, nhất là những tài sản có giá trị cao nhưng dễ xảy ra tranh chấp, có vấn đề khi chuyển nhượng như đất đai, nhà ở thì việc công chứng quyền thừa kế là cực kỳ cần thiết.
Để thực hiện thủ tục công chứng quyền thừa kế, người được thừa kế cần đến Phòng công chứng (của nhà nước) hoặc Văn phòng công chứng (tư nhân).
Hồ sơ để công chứng quyền thừa kế cần gì?
Để thực hiện công chứng quyền thừa kế, người được thừa kế cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
• Phiếu yêu cầu công chứng (được phát tại văn phòng công chứng, hoặc người dân tự tải mẫu trên mạng)
• Giấy tờ, sơ yếu lý lịch người thừa kế: căn cước công dân/chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
• Giấy tờ để chứng minh tài sản là của người để lại di sản: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cùng các tài sản khác gắn liền với đất; giấy chứng nhận cổ phần; giấy đăng ký xe; sổ tiết kiệm…
• Di chúc (Nếu có).Trường hợp không có di chúc hoặc có nhưng không rõ ràng về cách phân chia di sản, người thụ hưởng cần phải nộp thêm:
• Bản trường trình, cam kết về quan hệ nhân thân.
• Các Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người được thừa kế theo pháp luật và người để lại di sản (nếu không có di chúc): hộ khẩu, giấy khai sinh, tờ khai nhân khẩu.
• Giấy chứng tử của người lập di chúc.
Chuẩn bị xong đầy đủ hồ sơ, người yêu cầu công chứng sẽ nộp bộ hồ sơ này tới cán bộ thụ lý hồ sơ hoặc công chứng viên tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ sẽ ra thông báo niêm yết ở UBND cấp xã/phường/thị trấn – nơi mà người lập di chúc ở cuối cùng trước khi mất. Việc niêm yết này sẽ phải thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ ngày ra niêm yết.
Sau 15 ngày, công chứng viên nhận lại bản niêm yết đã có dấu chứng nhận của UBND cấp xã/phường/thị trấn (nếu trong quá trình niêm yết không có khiếu kiện, tố cáo hay tranh chấp), hẹn người yêu cầu công chứng ngày đến ký văn bản.
Sau khi công chứng quyền thừa kế xong, nếu di sản là nhà đất thì người được thụ hưởng cần phải làm thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của Phòng tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất được thừa kế.
Lệ phí công chứng quyền thừa kế được tính ra sao?
Trong khi làm thủ tục công chứng quyền thừa kế thì người yêu cầu công chứng sẽ cần nộp các loại phí ngoài phí công chứng như thù lao công chứng, phí giám định, xác minh, phí công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng…
Phí công chứng sẽ được tính theo giá trị di sản hoặc giá trị hợp đồng/giao dịch cần phải công chứng.
Mức phí thấp nhất là 50.000đ/trường hợp với những tài sản trị giá dưới 50 triệu đồng.
Mức phí cao nhất là 5.200.000đ + 0,03% của phần giá trị di sản vượt quá 10 tỷ đối với di sản có trị giá trên 10 tỷ đồng.
Thù lao công chứng thì gồm có phí soạn thảo hợp đồng giao dịch, phí đánh máy, phí dịch văn bản nếu có giấy tờ cần dịch, phí sao chụp…và những công việc khác liên quan tới quá trình công chứng.
Mức thù lao này không được vượt mức trần đã được UBND cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai ở trụ sở (vì mỗi địa phương có mức trần khác nhau).
Khi công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng cũng phải có trách nhiệm giải thích rõ ràng với người đã yêu cầu công chứng về cách tính các khoản thù lao này cũng như các chi phí khác.
Để biết rõ hơn các vấn đề về thủ tục công chứng quyền thừa kế cũng như chi phí công chứng đối với trường hợp của riêng bạn thì bạn có thể liên lạc tới hotline 0945.490.123 / 0913.347.747 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Số 369, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội của Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp để được tư vấn chi tiết hơn nhé.