3 điều cần biết khi thực hiện thủ tục công chứng di chúc

thủ tục công chứng di chúc

Di chúc là một trong những di nguyện cuối cùng của người đã mất để lại cho người thừa kế vì vậy nó cần phải đảm bảo tính pháp lý theo quy định của Pháp Luật để tránh những trường hợp tranh chấp ngoài ý muốn. Và nếu bạn đang có ý định thực hiện thủ tục công chứng di chúc thì đừng bỏ qua những thông tin cần biết khi công chứng di chúc được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

3 điều cần biết khi làm thủ tục công chứng di chúc

1. Người viết di chúc phải trực tiếp thực hiện công chứng

Theo luật công chứng quy định: “Người lập di chúc phải tự yêu cầu di chúc và không được ủy quyền cho người khác đi công chứng di chúc

Trong trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc có những biểu hiện không bình thường như: mắc bệnh tâm thần, không nhận thức được hành vi, có các biểu hiện bị đe dọa, ép buộc, hoảng sợ,… thì công chứng viên có thể dựa vào đó để căn và cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối.

Từ đó công chứng viên có quyền yêu cầu người làm thủ thục công chứng di chúc phải chứng minh được tính minh bạch của bản di chúc, nếu không chứng minh được thì văn phòng công chứng có quyền từ chối thực hiện công chứng bản di chúc đó.

Trường hợp người lập di chúc đang trong tình trạng hấp hối, không đủ tỉnh táo để thực hiện các thủ tục công chứng thì người yêu cầu công chứng cần chứng minh rõ ràng mối quan hệ với người lập di chúc, phải có người làm chứng đi cùng và khi thực hiện thủ tục công chứng di chúc phải ghi rõ trong văn bản công chứng.

Nếu người lập di chúc để lại di chúc bằng miệng thì cần có ít nhất 2 người làm chứng và phải ghi âm hoặc ghi chép lại thành văn bản sau đó cần có xác nhận của địa phương thì bản di chúc mới được coi là hợp pháp, sau đó người yêu cầu công chứng mang đầy đủ các giấy tờ chứng minh đến văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng di chúc.

Bản di chúc đã được công chứng nhưng người lập di chúc muốn sửa đổi, thay thế hay hủy bỏ thì có thể yêu cầu công chứng viên thực hiện thủ tục để công chứng phần đã thay thế, bổ sung hoặc hủy bỏ đó. Nếu bản di chúc đang được lưu giữ tại văn phòng công chứng đang hành nghề thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức đó về việc thay đổi văn bản di chúc đó.

2. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ làm thủ tục công chứng di chúc

Để thực hiện thủ tục công chứng di chúc người yêu cầu công chứng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng

– Bản dự thảo di chúc (nếu có)

– Bản sao công chứng giấy tờ nhân thân- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó

– Bản sao các giấy tờ cần có, liên quan đến bản di chúc mà Pháp luật yêu cầu

3. Lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng uy tín

Hiện nay có rất nhiều văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội vì vậy để lựa chọn được một văn phòng công chứng uy tín là điều không hề dễ dàng. Bởi có rất nhiều trường hợp gặp phải những văn phòng công chứng chưa chuyên nghiệp, thường xuyên làm khó khách hàng gây mất thời gian và tốn kém chi phí.

Và nếu bạn vẫn chưa biết nên thực hiện thủ tục công chứng di chúc tại văn phòng công chứng nào thì văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp sẽ là một địa chỉ gợi ý tuyệt vời cho bạn đấy. Là một trong những văn phòng công chứng đầu tiên tại Hà Nội với đội ngũ công chứng viên giàu kinh nghiệm, thân thiện và nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn 24/24.

Đến với văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp khách hàng sẽ được hướng dẫn thực hiện các thủ tục công chứng di chúc một cách đơn giản và nhanh chóng nhất, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian.

Nếu bạn muốn thực hiện thủ tục công chứng di chúc một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian với một khoản chi phí hợp lí thì đừng bỏ qua bài viết trên nhé. Chắc chắn sẽ rất hữu ích đấy!