Công chứng văn bản chia thừa kế

Chia thừa kế được hiểu một cách thông thường là việc phân chia các tài sản là di sản của người đã chết cho những người có quyền được hưởng thừa kế. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ những qui định của pháp luật về việc chia thừa kế. Văn bản chia thừa kế có phải công chứng hay không? Thủ tục công chứng văn bản thừa kế gồm những gì?

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Các trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, chia làm hai nhóm chính dưới đây

Nhóm thứ nhất: Di sản thừa kế được chia hoàn toàn theo pháp luật.

  • Không có di chúc
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

Nhóm thứ hai: Di sản vừa được chia theo di chúc vừa được chia theo pháp luật

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

Phần di sản chưa được định đoạt trong di chúc sẽ được áp dụng thừa kế theo pháp luật.

  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

Phần di chúc không có hiệu lực pháp luật là phần di chúc không đáp ứng được đầy đủ những điều kiện mà pháp luật quy định để có hiệu lực.

  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi khi ra tòa khi xảy ra các vấn đề kiện tụng khách hàng nên chứng thực, công chứng văn bản chia thừa kế. Việc thực hiện công chứng văn bản chia thừa kế sẽ được diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác tại Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp. Hồ sơ công chứng văn bản chia thừa kế tại Văn phòng công chứng Đào và Đồng nghiệp bao gồm:

Quý khách có nhu cầu công chứng văn bản chia thừa kế cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Giấy chứng tử của người để lại di sản;

– Giấy chứng nhận các quyền về tài sản của người để lại di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đăng ký/ Đăng kiểm xe ô tô; Sổ tiết kiệm…;

– Di chúc của người để lại di sản (nếu có);

– Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu thường trú của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (bố, mẹ, vợ/ chồng, con của người để lại di sản);

– Giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống giữa những người thừa kế với người để lại di sản: Giấy khai sinh; Giấy nhận nuôi con nuôi;

– Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân giữa người thừa kế với người để lại di sản: Giấy đăng ký kết hôn…;

– Trong trường hợp có thừa kế thế vị thì cần bổ sung: Chứng tử của người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đã chết; Giấy khai sinh và CMND, Sổ hộ khẩu của các con của người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đã chết.

Với đội ngũ Công chứng viên của Văn phòng Công chứng Đào và Đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm thực tế và nghiệp vụ chuyên sâu về tư vấn, soạn thảo và công chứng các loại hợp đồng thế chấp, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng thương mại…chắc chắn sẽ làm hài long quý khách.